Chào mừng đến với UBrandclose
Bạn cần phải nhập họ và tên của bạn!
UBrand sẽ không gửi thư rác cho bạn
Email {{ ::dialog.form.signUp.messages.email[0] }}
Bạn cần có email để đăng nhập UBrand!
Email không hợp lệ!
Email không hợp lệ!
Độ dài tối thiểu 8 ký tự
Tài khoản của bạn cần phải có mật khẩu!
Mật khẩu của bạn phải dài tối thiểu 8 ký tự!
Tôi đồng ý với điều khoản dịch vụchính sách bảo mật của UBrand
Tham gia ngay
{{ ::dialog.form.signIn.error }}
Đăng nhập tự động
Đăng nhập
hoặc {{ dialog.tab.index ? 'đăng nhập' : 'tham gia' }} sử dụng
Đăng NhậpĐăng Ký

Văn Hóa Sáng Tạo

22 thumb30c3275909328927b84835941a8e8f5f#<Author:0x007fb6bd2c8438>

Chào các bạn,

Chúng ta thường nói đến sáng tạo như là một kỹ năng: 30 quy luật để sáng tạo, kỹ‎ thuật động não, k‎ỹ thuật đặt câu hỏi, v.v… Dĩ nhiên là sống ở đời chuyện gì cũng có một số kỹ năng và kỹ thuật liên hệ. Nhưng sáng tạo không phải là kỹ năng. Sáng tạo là bản tính của một người, cũng như là lễ độ, chẳng hạn. Lễ độ không phải là các kỹ năng lễ độ, mà là bản tính của một người. Một người lễ độ không phải vì người ấy biết các kỹ năng lễ độ, mà vì người ấy có bản tính lễ độ và sống lễ độ với mọi người.

Sáng tạo cũng vậy. Người sáng tạo là người luôn luôn sáng tạo, đi đâu cũng sáng tạo, làm gì cũng sáng tạo, sáng tạo một ngày 24 tiếng (có thể sáng tạo ngay trong khi ngủ). Sáng tạo là bản tính của anh ta, là máu chảy trong người, là từng hơi thở, từng nhịp đập.

Bởi vì vậy, chúng ta không thể nghiên cứu và giải quyết vấn đề thiếu sáng tạo như là một vấn đề kỹ thuật (hay kỹ năng) thuần túy, và ta phải xem đó như là một vấn đề văn hóa của một người—tức là về cách sống, về môi trường sống, về mọi người chung quanh anh ta.

Môi trường sống thường tạo ra con người—môi trường cướp bóc thường tạo ra người cướp bóc, môi trường từ thiện thường tạo ra người từ thiện, môi trường thiếu sáng tạo thường sinh ra người thiếu sáng tạo.

Muốn sáng tạo chúng ta phải thiết lập một môi trường sống sáng tạo.

Có nhiều điều tạo ra môi trường. Nhưng giản dị hóa đến tận cùng thì môi trường sống của chúng ta gồm có chính ta và những người chung quanh ta. Ta và vòng người quanh ta tạo thành môi trường sống của ta.

Hãy tưởng tượng một người đứng giữa vòng muốn làm cái gì đó mới lạ, và đa số hay tất cả những người đứng ở mấy trăm vòng tròn quanh anh ta, biển người quanh anh ta, nói “không”, thì liệu anh ta có sáng tạo được không?

Có thể là một trong triệu người vẫn sáng tạo được, nhưng đại đa số chắc là không.

Nhận xét này đưa đến suy luận sau đây: Nếu chính ta muốn sáng tạo mà mọi người chung quanh ta chống sáng tạo thì rất khó sáng tạo.

Tuy vậy, khi nói đến “khoa học” sáng tạo, chúng ta thường chỉ chú tâm đến người đứng giữa vòng tròn: “Làm thế nào để tôi biết cách suy nghĩ sáng tạo?” Nhưng, nếu tôi biết cách suy nghĩ sáng tạo mà mọi người chung quanh tôi chống sáng tạo, thì có lẽ là tôi cũng bỏ cuộc sớm thôi.

Vì vậy, chúng ta phải đặt vấn đề ngược lại: Làm thế nào để những người chung quanh tôi khuyến khích và ủng hộ tôi sáng tạo? 

Đổi góc nhìn: Tôi đứng ở vòng bên ngoài, nhìn vào người đứng giữa vòng, câu hỏi sẽ là “Làm thế nào để tôi khuyến khích anh ta sáng tạo?”

Đây chính là mấu chốt căn bản nhất của vấn đề: Làm thế nào để chúng ta khuyến khích những người khác trong xã hội của ta sáng tạo?

Tập trung của ta không nên nhắm vào “Làm thế nào để tôi sáng tạo?” Câu này mang xuống ưu tiên hai.

Ưu tiên đầu nên là: Làm thế nào để tôi khuyến khích người khác sáng tạo?

Và khi ta hỏi như thế thì ta sẽ được cả hai, vì nếu cả ngày ta khuyến khích người khác sáng tạo thì đương nhiên ta sẽ trở thành sáng tạo.

Như thế, muốn tạo một môi trường sáng tạo, cho mình và cho tất cả mọi người, mỗi chúng ta phải tích cực khuyến khích người khác sáng tạo luôn luôn trong cuộc sống.

  • Bạn bè khuyến khích nhau.
  • Anh chị em khuyến khích nhau.
  • Bố mẹ khuyến khích con cái.
  • Thầy cô khuyến khích học trò.
  • Chỉ huy khuyến khích thuộc hạ.
  • Nhà nước khuyến khích nhân dân.

Nhưng, khuyến khích sáng tạo cách nào?

• Luôn luôn kêu gọi mọi người có ‎ ý tưởng mới, phương cách mới, tư duy mới…

Tập tự động khen cái mới về tính mới của nó (Ô, mới lạ nhỉ!) Đúng hay không, để đó tính sau. Đã là mới thì khó biết đúng sai. Nhưng mới thì ít ra cũng hay về “tính sáng tạo” (creativity).

• Tính sáng tạo (creativity) luôn luôn nên là một phần điểm trong tổng số điểm.

• Thấy ‎ý tưởng mới hay phương cách mới chói tai mình, thì cũng đừng chống đối. Vẫn nên khen, “Đây là một ý tưởng mới. Hay đấy. Cho tôi ít thời gian để suy gẫm thêm.”

• Đừng ép người khác, nhất là người thấp hơn mình, đồng ‎ý với mình luôn luôn. Khuyến khích họ có lập trường của họ. Nếu không đồng ý được thì “ta đồng ‎ý là ta bất đồng ý.”

• Khuyến khích người thấp hơn mình khám phá mọi sự, thay vì cứ nhồi họ vào cái khuôn của mình.

Có bố mẹ nào nói với con, “Nhà mình công giáo (hay phật giáo). Nhưng có nhiều đạo khác ngoài kia, con đã lớn rồi, nên nghiên cứu và khám phá. Rồi mai mốt con có thể tự quyết định nên giữ đạo mình hay theo đạo khác”?

• Điều càng mới, nghe càng điên rồ. Cho nên ta cần ủng hộ và khuyến khích người có ‎ ý tưởng “điên rồ”. Thành hay bại là chuyện của họ. Ủng hộ họ là chuyện của mình.

(Sáng tạo để cái mới vào khuôn cái cũ thì cũng như không! “Em sáng tạo cho anh môt cái bánh tráng mới giống y hệt cái bánh tráng truyền thống mình đang ăn”. Em nghiêng người, lấy một cái bánh tráng có sẵn trên bàn: “Đây anh, em đã sáng tạo được cái giống hệt cái bánh truyền thống cho anh đây”).

Nói chung là tâm ta phải yêu sáng tạo, yêu thay đổi, yêu cái mới, đến mức mà đi đâu ta cũng muốn mọi người có cái mới, ý tưởng mới, phương pháp mới thường xuyên.

Dĩ nhiên ta muốn nâng cao giá trị truyền thống, nhưng truyền thống là nền để ta đứng trên đó sáng tạo cái mới. Truyền thống không phải là cái khuôn làm bánh in, 100 năm cũng chỉ ra một kiểu bánh.

Trên Đọt Chuối Non, chúng ta nói đến những truyền thống rất lâu đời của ta—từ Phật pháp, đến Thánh kinh, đến Lĩnh Nam Chích Quái, ngay cả thơ cổ như Thiền thi và Đường Thi, để làm nền cho chúng ta sáng tạo tư tưởng mới cho đời sống mới, không phải để ta láp nháp toàn những điều xưa cũ như vẹt, mà không suy nghĩ biến hóa gì.

Nếu ta thực tâm yêu sáng tạo mãnh liệt, thì tự nhiên ta biết làm thế nào để khuyến khích tất cả mọi người quanh ta sáng tạo. Cho nên nơi cuối cùng, và cũng là khởi điểm đầu tiên, vẫn là tâm ta. Nếu ta chỉ nghĩ đến sáng tạo như là một kỹ năng công việc, mà chưa yêu nó say mê như yêu phở, yêu bánh cuốn, thì ta có vấn đề rất lớn. Hãy để ý tâm mình, và hãy suy tư về sáng tạo cho đến lúc mình bị tiếng sét ái tình với nó.

Đây là chuyện trăm năm, nghìn năm, của đất nước. Mong các bạn cẩn trọng.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Theo dotchuoinon.com